Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo

Phong cách Thiết kế Nội thất Tân cổ điển

Các công trình kiến trúc, nội thất theo phong cách Tân cổ điển từ xưa đến nay vẫn được ưa chuộng và mệnh danh là “vẻ đẹp vượt thời gian”. Vậy rốt cuộc, tân cổ điển là gì? Nguồn gốc ra đời và ứng dụng trong  thiết kế nội thất tân cổ điển như thế nào? 
VANDA sẽ giúp bạn cắt nghĩa, phân tích đầy đủ các kiến thức liên quan đến thiết kế nội thất tân cổ điển!

Thiết kế Nội thất tân cổ điển

Phong cách Thiết kế Nội thất tân cổ điển

Tân cổ điển là gì?

Cụm từ “Tân cổ điển” xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế cho đến hội hoạ, thời trang, cho đến kiến trúc, nội thất. Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn luận dưới góc độ nghệ thuật – nội thất.
Đầu tiên, phân tích về tên gọi, người ta thường hiểu rằng tân cổ điển là sự kết hợp giữa:
  • Tân: những thứ mới mẻ, hiện đại, phá cách.
  • Cổ điển: những phong cách cũ, mang nét đẹp của thời xa xưa.
Đúng là như vậy! Chủ nghĩa Tân Cổ Điển chính là sự kết hợp tất cả các đặc tính cổ điển cơ bản, nhưng được điều chỉnh, phối hợp những nét mới, phá cách của thời đại. Mỗi thời điểm, mỗi khoảng thời gian sẽ có những phong cách pha trộn khác nhau. Tuy nhiên bản chất sang trọng, giàu có sẽ không thay đổi. nhưng lại vẫn rất hợp thời, mới mẻ và cuốn hút. Đó chính là lý do mà người ta vẫn nói rằng tân cổ điển là phong cách nghệ thuật vượt thời gian.
Phong cách Nội thất tân cổ điển

Lịch sử hình thành của phong cách Tân Cổ Điển

Thiết kế tân cổ điển trong tiếng Anh được gọi là Neoclassical Interior. Đây cũng là trường phái nghệ thuật được ra đời tại châu Âu. mang đặc trưng của nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. phát triển và thống trị trong suốt thế kỷ 18 – 19.
Phong trào tân cổ điển chú trọng sự giản đơn và cân đối trong từng đường nét. nhưng vẫn mang lại vẻ sang trọng và thanh lịch vượt thời gian cho tới tận ngày nay. Sự thanh thoát, giản dị nhưng hoàn hảo là cốt lõi của Neoclassicism. Khác với 2 phong cách nghệ thuật tồn tại trong cùng thời điểm lịch sử là Baroque và Rococo.

Phong cách Baroque (Ba-rốc):

Là phong trào nghệ thuật xuất hiện ngay trước thời kỳ ra đời của Tân cổ điển. (khoảng từ cuối thế kỉ 16 đến thế kỷ 18). Bắt nguồn từ nghệ thuật Phục Hưng của Ý. Nghệ thuật Baroque đặc trưng với ánh sáng phóng đại, cảm xúc mãnh liệt. Thậm chí còn được gọi là một loại chủ nghĩa giật gân nghệ thuật.

Phong cách Nội thất Baroque kịch tính và mãnh liệt.

Phong cách Kiến trúc Nội thất Baroque kịch tính và mãnh liệt.

Nghệ thuật thời Ba rốc có nét đặc trưng là những hình khối thật sự tương phản nhau. với ý nghĩa của sự phủ định. thể hiện nhiều nhịp độ, sự nhiệt huyết của nhiều mặt trong cuộc sống. Đây chính là điểm khác biệt với phong cách Tân Cổ Điển – không quá nhấn mạnh vào màu sắc mà là bố cục, sự phối hợp của các vật thể, tạo nên một vẻ đẹp thanh thoát, giản dị nhưng vô cùng cuốn hút.
Phong cách tân cổ điển cũng thường được cho là “một sự đáp trả” với phong trào nghệ thuật Rococo. Để hiểu rõ hơn tại sao thiết kế tân cổ điển lại được cho là đối lập với Rococo

Kiến trúc Rococo

là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp thế kỷ 18. được sử dụng phổ biến ở thời của hoàng hậu Marie Antoinette. Từ Rococo là sự kết hợp của từ rocaille (vỏ) trong tiếng Pháp và từ barocco trong tiếng Ý. Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí. sử dụng vật dụng trang trí lộng lẫy và nhiều màu sắc, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, tranh tường v.v… 
Phong cách Rococo trang trí sặc sỡ, mỹ lệ và có phần phù phiếm.
Phong cách Rococo trang trí sặc sỡ, mỹ lệ và có phần phù phiếm.
Như vậy, có thể thấy nghệ thuật Rococo đề cao những thiết kế màu sắc, tình tứ một cách phù phiếm. Thậm chí còn bị đánh giá là lố bịch, lạc hậu.
Đối lập với phong cách Rococo, phong cách tân cổ điển ra đời vào cùng thời kỳ đó mang những vẻ đẹp thanh tao, lịch lãm.
Sự khác biệt giữa 3 phong cách thiết kế: Baroque, Rococo và Tân cổ điển.
Sự khác biệt giữa 3 phong cách thiết kế: Baroque, Rococo và Tân cổ điển.
Neoclassicism – Tân cổ điển trong lịch sử được ra đời bởi ba yếu tố tiên quyết:

Thứ nhất: Kỷ nguyên khai sáng (the Age of Enlightenment).

Vào thế kỷ 18, những tác phẩm triết học của Voltaire, Rousseau đã xuất hiện. Nối tiếp sau đó là những công trình khoa học của Newton. Đây là thời kỳ được gọi là Age of Enlightenment – Kỷ nguyên khai sáng – tạo nên một nền tảng lý trí mới. Triết học Tân cổ điển, kinh tế tân cổ điển, rồi đến nghệ thuật Tân cổ điển đã lần lượt ra đời. chú trọng vào sự tỉnh táo, lý trí, logic.

Yếu tố thứ hai: Johann Joachim Winckelmann.

Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) là một hình tượng vĩ đại trong cả ba lĩnh vực: nghệ thuật, khảo cổ, triết học. Winckelmann được coi là cha đẻ của lý thuyết hội họa học. người đặt nền móng cho ngành khảo cổ hiện đại, và ảnh hưởng của ông lên Goethe, Nietzsche, Lessing. khiến có người cho rằng nước Đức thời Winckelmann hoàn toàn bị Hy Lạp thống trị về tư tưởng.
Winckelmann định nghĩa bản chất của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại là “sự đơn giản cao quý và sự vĩ đại thanh thản”. Và đã tạo ra một nền tảng tinh thần cho chủ nghĩa tân cổ điển.

Yếu tố thứ ba: Khát vọng của sự hoàn hảo.

Về mặt hội hoạ, các nghệ sĩ Neoclassicism yêu thích các đường nét sắc sảo, những hình khối rõ ràng, màu sắc tông lạnh điềm đạm. Và đặc biệt là bề mặt tranh nhẵn bóng, không lộ ra đường cọ. khiến người xem cảm giác như chìm đắm được vào bức tranh đó. Về kiến trúc và nội thất, hơi hướng Tân cổ điển cũng được dẫn dắt bởi khát vọng chạm được tới sự hoàn mỹ, thách thức thời gian và không bao giờ lỗi mốt.
Tóm lại:
Phong cách nghệ thuật Tân cổ điển nói chung xuất hiện vào thế kỷ 18. Đây là thời kỳ mà nhiều trường phái nghệ thuật cùng tồn tại. Nhưng lại là xu hướng duy nhất bứt phá được mọi cảm quan được xây dựng từ trước đến thời bấy giờ. phá vỡ mọi quy luật và trở thành nét đẹp của sự hoàn mỹ, thanh tao mà sâu sắc.
Để theo đuổi phong cách thi công thiết kế nội thất tân cổ điển, đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết rộng và tư duy chặt chẽ của người thiết kế. cũng như cái gout lớn của chủ nhà, và một mức ngân sách không nhỏ.

Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển là gì? 

Nội thất tân cổ điển được ra đời vào khoảng những năm 1750, trên nền tảng của phong trào nghệ thuật cùng tên. Theo cuốn sách The Works in Architecture (tác giả: Robert và James Adam) – cuốn sách được viết bởi hai anh em sau chuyến du lịch ở Ý. Anh em nhà Adams đã minh hoạ lại các công trình kiến trúc nơi mình đã làm việc, bao gồm cả các tài liệu về nội thất, đồ nội thất và trang trí theo phong cách Tân cổ điển.
Nhắc đến thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển là nhắc về sự thanh lịch và tinh tế. Các đường nét sang trọng, đơn giản nhưng lại tạo nên một sự cuốn hút đặc biệt đối với mọi con mắt.
Thi công thiết kế nội thất tân cổ điển trở thành một xu hướng vượt thời gian, tồn tại và được ưa chuộng cho đến tận bây giờ.
Nội thất tân cổ điển chú trọng đến cái gọi là Sự hoàn mỹ. Một nhà thi công nội thất tân cổ điển sẽ không thể nào đặt các món đồ cổ điển và hiện đại cạnh nhau và gọi đó là Neoclassicism. Họ phải tuân theo các quy tắc ngầm. Ví dụ: nguyên tắc Vitruvian (nguyên tắc về tỷ lệ vàng). Nguyên tắc về bố trí ánh sáng, độ đổ bóng, v.v… Giúp tạo nên bầu không khí cho căn phòng theo đúng hơi hướng nghệ thuật tân cổ điển.

Những đặc trưng của thiết kế nội thất tân cổ điển.

Thành thật mà nói, Tân cổ điển là một phong cách đặc biệt, và nó phù hợp với những người có ngoại hình, gu thẩm mỹ và địa vị nhất định. Để có đủ khả năng thiết kế một ngôi nhà theo những đường nét của phong cách này, không chỉ cần có một khoản ngân sách đáng kể mà còn phải có một lối sống phù hợp..
Về bản chất, Tân cổ điển – tức là cổ điển nhưng được thể hiện một cách mới mẻ. Do đó, các điểm đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển được bảo tồn hầu như không thay đổi. Mặc dù đơn giản hơn nhiều về mặt trực quan, nhưng đây vẫn là một phong cách giàu có, sang trọng và đáng kính với những vật liệu và đồ nội thất trang trí đắt tiền.

Không gian.

Thi công thiết kế nội thất Tân cổ điển đòi hỏi cần phải có không gian khá rộng, bao gồm kích thước phòng lớn với trần cao, cửa sổ rộng.
Nội thất tân cổ điển thường sử dụng cách bài trí không gian đối xứng, có các điểm trung tâm rõ rệt. Ví dụ, một lò sưởi trong phòng khách, một bàn ăn sang trọng trong nhà bếp, hoặc một chiếc giường 4 cọc trong phòng ngủ.
Cơ sở của phong cách thiết kế này là sự tỷ mỷ và hoàn mỹ trong việc tính toán tỷ lệ, các đường nét rõ ràng và vật thể hình học đơn giản theo hình thức laconic. (sự rút gọn, tối giản trong cách hiểu của phương Tây).
Khi thi công thiết kế nội thất tân cổ điển, bạn cần phải tính toán không gian sao cho đảm bảo được không gây cảm giác ảm đạm và quá tải bởi các đồ nội thất ở trong căn phòng.
Nội thất Tân cổ điển với gam mầu trắng
Nội thất Tân cổ điển với gam mầu trắng

Sự kết hợp màu sắc.

Cách phối màu khi thi công thiết kế nội thất tân cổ điển tương tự như bảng màu của phong cách cổ điển: rộng, đa dạng, nhưng các xu hướng chung được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển có những nét chấm phá và tự do hơn, không quá ràng buộc theo 1 tone màu cụ thể.
Bởi vậy mới nói, tân cổ điển là một sự phóng khoáng và tự do hơn. Trên thực tế không có quy tắc nào về màu sắc, hoàn toàn là dựa trên tư duy thẩm mỹ của người thiết kế. Bạn có thể tự do kết hợp tất cả các màu sắc theo kiểu hoà hợp hoặc tương phản đều được.
Một số màu sắc chính thường được sử dụng là : bạc, kem, vàng, ochre (màu cát, hay còn gọi là thổ hoàng), xanh lam, socola. Đây là những gam màu dễ phối. Dù có tương phản đi chăng nữa, vẫn tạo cảm giác thanh lịch và đắt tiền. Các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp thường sẽ chú ý đến hai yếu tố chính trong màu sắc như sau:
  • Màu nền: có thể vừa đậm vừa nhạt, các màu thường được sử dụng làm nền là màu trắng, be, xám, nâu, cát.
  • Gam màu tạo điểm nhấn: Để tạo điểm nhấn bằng các đồ trang trí như vải dệt, đèn, tranh, v.v… Bạn có thể áp dụng tone màu sáng và bão hòa, thể hiện sắc thái phức tạp và sâu sắc, như màu đỏ tía, ngọc lục bảo, sapphire, mù tạt, ô liu. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều sắc thái cùng một lúc, chỉ cần 1-2 điểm nhấn là đủ.

Vật liệu

Thi công thiết kế nội thất Tân cổ điển thường khá linh hoạt trong việc lựa chọn các vật liệu và đồ trang trí. Ở đây bạn có thể sử dụng các loại gỗ đơn giản, đá trang trí. Thậm chí kết hợp vật liệu tự nhiên với vật liệu nhân tạo.

Sàn nhà

Theo truyền thống, phong cách cổ điển thường sử dụng sàn gỗ. Vậy nên, bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp truyền thống này, hoặc thay thế sàn gỗ bằng các loại đá cẩm thạch, gạch lát, gạch men, gạch sứ v.v… đều được, tạo cảm giác đơn giản hơn, nghệ thuật hơn.
Một điểm cần chú ý là dù bằng chất liệu gỗ hay lát gạch, lát đá, bạn nên chú ý sử dụng hoa văn tối giản. tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho ngôi nhà của mình.

Trần nhà

Mẫu thiết kế trần nhà lý tưởng trong tân cổ điển là màu trắng, thường được sơn mờ hoặc lấp lánh satin. Đối với căn phòng nhỏ thì lớp sơn bóng hoặc trang trí theo kiểu hình học đánh lừa thị giác cũng là một giải pháp được đánh giá là hợp lý. Bạn có thể lựa chọn thiết kế trần giật cấp với đèn hắt trần. Vừa làm sáng không gian, vừa tạo cảm giác không gian cao hơn và rộng hơn.
Ngoài ra, trần nhà có thể trang trí bằng đèn chùm hoặc quạt trần đèn trang trí, cùng một số hình hoa thị trang trí xung quanh đèn và trên các cạnh, góc tường. Trong những năm gần đây xu hướng sử dụng quạt trần được đang được ưa chuộng trở lại. Rất nhiều mẫu mã đẹp thiết kế theo kiểu cổ điển hoặc hiện đại, bạn có thể kết hợp để vừa trang trí trần nhà. Vừa tạo không gian thoáng mát, vừa đem lại bầu không khí thư giãn cho ngôi nhà của mình.

Trang trí tường nhà

Khác với các kiểu thiết kế cổ điển, tường nhà trong thi công nội thất tân cổ điển không quá cầu kỳ. Chỉ với những đường nét đơn giản mà vẫn tạo ra độ sâu, sự sang trọng và không khí thanh lịch cho căn phòng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh hai phong cách thiết kế này.
Ngoài cách sơn tường đơn giản và trang trí bằng các đường gờ, phào chỉ, hình khối hình học và các đường nét đơn giản, bạn có thể thay đổi không khí bằng cách sử dụng giấy dán tường. Cách chọn giấy dán tường phù hợp với thiết kế tân cổ điển là chọn màu sắc trung tính, màu trơn hoặc có hoạ tiết hình học hoặc hoa văn nhẹ nhàng.

Rèm cửa và vật trang trí bằng vải. 

Để bạn dễ hình dung, những vật liệu trang trí bằng vải có thể là rèm cửa, sofa, đệm, gối tựa, gối ôm, khăn phủ, khăn trải bàn, thảm, v.v… Nội thất tân cổ điển chủ yếu sử dụng các loại vải tự nhiên.
Nhưng thay vì dùng vải Jacquard (vải dệt hoa, không phải vải thêu, ở Việt Nam thường có vải thổ cẩm chính là một trong những loại vải dệt Jacquard này) và thảm trang trí. bạn có thể sử dụng các chất liệu như cotton dày, vải lanh, vải hỗn hợp. Chúng không chỉ rẻ hơn mà còn thuận tiện hơn nhiều khi sử dụng, làm sạch và sửa chữa. Ở đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về hai món nội thất bằng vải được quan tâm nhất là rèm cửa và thảm trải sàn:

Về rèm cửa. 

So với phong cách cổ điển thì đồ nội thất tân cổ điển sẽ luôn nhẹ nhàng và tối giản hơn. Những đồ nội thất bằng vải cũng vậy. Bạn có thể thiết kế rèm cửa theo kiểu Lambrequins đơn giản như hình chữ nhật, hình tròn ở trên và lớp rèm dày.
Đối với thiết kế tân cổ điển, hãy chọn những kiểu thiết kế rèm cửa sổ đơn giản với khung lambrequin hình chữ nhật hoặc hình tròn cơ bản, không nên quá cầu kỳ và diêm dúa. Điều này sẽ tạo ra nét thanh lịch, đơn giản mà đẹp, và đặc biệt sẽ dễ dàng lau chùi, vệ sinh, tạo bầu không khí sạch sẽ, lịch thiệp mà vẫn sang trọng cho căn phòng.

Về thảm trải sàn

Với phong cách tân cổ điển hay thậm chí là bất cứ phong cách nào, với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam, bạn không nên chọn cách trải thảm toàn bộ bề mặt sàn. Thậm chí có là mùa đông đi chăng nữa. Nên chọn trải thảm với kích cỡ khoảng 2×2.5m với hoa văn mờ cổ điển hoặc hoa văn hình học hiện đại. Và hãy cân nhắc nếu như bạn ở những khu vực nóng ẩm quanh năm, thì thảm trải sàn quá lớn sẽ tạo cảm giác nóng, bí, và vô cùng khó vệ sinh.

Ánh sáng và hệ thống đèn nền trong thiết kế Tân cổ điển

Thi công thiết kế nội thất tân cổ điển yêu cầu phải sáng sủa, nên bạn buộc phải quan tâm đến việc thiết kế nhiều tầng ánh sáng. Để làm được điều đó, bạn có thể sẽ cần:
  • Ánh sáng chính: đèn chùm hoặc quạt trần đèn hoặc tương tự
  • Đèn sàn
  • Đèn treo tường trang trí
  • Đèn bàn, đèn ngủ có thiết kế chụp đèn sang trọng
  • Ánh sáng tự nhiên khác
Cách bố trí: Một điểm quan trọng trong thiết kế tân cổ điển là bố trí theo kiểu đối xứng. Do đó, bạn nên tìm những vị trí để đặt hệ thống đèn như hai bên ghế sofa, hai bên đầu giường, hai bên gương…
Về đèn chùm, bạn có thể trang trí thêm bằng các sợi pha lê. Hoặc thiết kế nhiều tầng để tạo sự sang trọng. Ngoài ra, có thể thay thế bằng quạt trần đèn trang trí. Vừa tạo sự chuyển động cho căn phòng có sức sống hơn. vừa tạo không khí thoáng mát, thư giãn mà vẫn sang trọng và thanh lịch. Hiện nay có nhiều kiểu quạt trần thiết kế trông y như đèn chùm. Bạn không cần phải quá lo lắng khi tìm kiếm trên thị trường.
Về hệ thống đèn nền, bạn có thể lắp đặt các dải đèn LED trong các hốc và đèn hắt trên sàn nhà. Thậm chí là bố trí hệ thống đèn trên giá sách, kệ tủ. Với nhiều hình thù như vòng hoa, bình hoa, đèn giả nến v.v… tuỳ theo sở thích cá nhân. Điều này cũng sẽ giúp bạn thể hiện cái gout của chủ nhà, mang đến những phong thái mang màu sắc cá nhân vô cùng độc đáo.
Ngoài ra, thiết kế tân cổ điển sẽ cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng tự nhiên.
Nếu ngôi nhà của bạn trong ngõ sâu, không thể có ảnh sáng tự nhiên thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu được, hãy bố trí một chiếc cửa sổ lớn ở hướng Nam, cạnh bàn ăn hoặc bàn làm việc, tiếp khách v.v… Như thế sẽ vừa có ánh sáng mà không bị quá chói, quá nắng trong thời tiết mùa hè, tạo cảm giác sáng sủa và có sức sống cho căn phòng.

Các đồ nội thất cơ bản

Trong thiết kế nội thất, phong cách tân cổ điển học hỏi rất nhiều từ xu hướng tối giản hiện đại. Do đó, hãy cân nhắc sử dụng tối thiểu các đồ đạc và chỉ dùng những đồ cần thiết nhất. Ngoài ra, bạn không nên lựa chọn những đồ nội thất quá nặng và đồ sộ, như những bộ bàn ghế rồng phượng nặng nề. Hãy lựa chọn các loại kệ, giá đỡ, bàn trang điểm đơn giản, sáng sủa và duyên dáng.
Về cách kết hợp các đồ nội thất, trên thực ra không có quy luật hay nguyên tắc cố định nào. Việc lựa chọn và bố trí các đồ nội thất cơ bản trong phong cách tân cổ điển sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và cảm xúc của nhà thiết kế.
Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm mà nó là cổ điển, hoặc hiện đại, hoặc là cổ điển và hiện đại trong một sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể kết hợp một bộ chiếc bàn ăn rất hiện đại, đơn giản, nhưng xung quanh lại là những chiếc ghế da có từ những năm 1860, hay trên bàn ăn lại trang trí một chân đèn/ chân nến pha lê siêu cổ điển.
Nhưng cũng hoàn toàn có thể sử dụng một món đồ nội thất mà vừa có chất “cổ điển”, vừa có những yếu tố hiện đại và mới mẻ trong đó. Ví dụ như một chiếc giường hoàng gia cổ điển với đầu giường thiết kế bằng da với những nút thắt như một chiếc sofa. nhưng lại thiết kế chiều cao khác đi, cũng như hình dáng hình vuông đơn giản, không phải hoa văn uốn lượn. Thì đấy là cũng là điều mà 100 năm trước không ai làm, chính là nét tân tiến pha lẫn trong vẻ cổ điển đó.

Đồ decor (trang trí) và phụ kiện khác

Phong cách trang trí theo thiết kế tân cổ điển vẫn yêu cầu một sự sang trọng và phong phú, nhưng dịu dàng hơn so với nội thất cổ điển.
Ở phương Tây, khi thi công thiết kế tân cổ điển, người ta thường lựa chọn dùng lò sưởi thật vì phù hợp với thời tiết lạnh quanh năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lò sưởi chưa chắc đã là một ý hay. Bạn vẫn có thể thiết kế một chiếc lò sưởi giả chỉ để trang trí, làm điểm nhấn cho căn phòng. tạo nên nét đẹp châu Âu sang trọng và mới mẻ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các đồ decor khác như các mặt kính, gương, kệ sách, chậu cây, v.v… để khiến căn phòng có hơi thở và sức sống hơn.

Ứng dụng của thi công thiết kế nội thất tân cổ điển

Trên đây là những đặc tính mà các nhà thiết kế và thậm chí là chủ nhà nên biết về bản chất của thi công thiết kế nội thất tân cổ điển. Để bạn đọc có thể dễ hình dung hơn, hãy cùng đi sâu vào việc ứng dụng những đặc tính, nguyên tắc đó vào cụ thể thiết kế của từng phòng. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn phân tích về thiết kế nội thất tân cổ điển trong các phòng cơ bản: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.

Thi công thiết kế nội thất phòng khách tân cổ điển.

Phòng khách phong cách tân cổ điển luôn là một trong những kiểu thiết kế theo lối sang trọng và tiện nghi, như phong thái và kiểu cách của những quý tộc lịch lãm. Phòng khách tân cổ điển được thiết kế để tiếp khách, và những buổi tối thoải mái, thư giãn bên gia đình.
Phòng khách là trái tim của ngôi nhà, là nơi mà khách khứa ra vào dễ dàng cảm nhận được. Do đó, mọi chi tiết nên được tính toán cẩn thận. Phòng khách theo kiểu tân cổ điển nên được thiết kế một cách tinh tế, cân bằng và đem lại cảm giác sang trọng, lịch lãm.

Thi công thiết kế nhà bếp/ phòng ăn tân cổ điển.

Đối với phòng bếp, bạn có thể trang bị một khu vực ăn uống riêng biệt với bàn ghế hoặc một quầy bar – rất tự nhiên và phù hợp với nội thất tân cổ điển. Tuy nhiên, khi thiết kế phòng ăn, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn vật liệu. vì chúng dễ bị ảnh hưởng bởi ẩm ướt, nhiệt độ, chất béo, mùi và thức ăn trong nhà bếp
phòng ăn tân cổ điển
Phòng ăn tân cổ điển với hệ thống đèn và ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoáng mát và sáng sủa.

Thiết kế nội thất phòng ngủ tân cổ điển.

Trong thiết kế tân cổ điển phòng ngủ nên được bố trí sao cho sáng sủa và thoáng mát. Bạn có thể đặt một chiếc giường lớn ở trung tâm, rộng và thanh lịch. cùng với một chiếc bàn trang điểm nhỏ ở một góc. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm đèn ngủ ở hai bên giường để tạo sự đối xứng và ánh sáng ấm cho căn phòng.
Trần nhà có thể sử dụng đèn trần hoặc không. Nhưng với thời tiết ở Việt Nam, rất khuyến khích các bạn sử dụng quạt trần đèn. Vừa để làm mát vào mùa hè mà không khiến cho thiết kế của tổng thể căn phòng bị lệch đi nét tân cổ điển.
Về màu sắc, một phong cách rất thường gặp để trang trí phòng ngủ, đặc biệt là phòng trẻ em đó là dùng tone màu xám hoặc các tone màu nhẹ nhàng như hồng nhạt, xanh nhạt, tạo cảm giác phong cách nhưng cũng rất tươi sáng.
Một số mẫu thiết kế phòng ngủ tân cổ điển đẹp nhất.
Không gian Nội thất Phòng ngủ Tân cổ điển
Không gian Nội thất Phòng ngủ Tân cổ điển với tone nâu hồng sáng sủa và thanh lịch.
Thiết kế đối xứng với phòng ngủ tân cổ điển tone nâu hồng ấm áp.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về thi công thiết kế nội thất tân cổ điển. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế nội thất tân cổ điển, mời các bạn liên hệ với VANDA

BẠN ĐANG ẤP Ủ Ý TƯỞNG VỀ NGÔI NHÀ MƠ ƯỚC CỦA MÌNH?

HÃY LIÊN HỆ NGAY

CHÚNG TÔI SẼ GIÚP HIỆN THỰC HÓA ƯỚC MƠ VỀ TỔ ẤM CỦA BẠN!